Với những người đam mê công nghệ, làm việc với những công cụ thiết kế mạnh hay đòi hỏi sự xử lý nhanh của laptop thì chắc chắn việc sử dụng ổ cứng HDD (Hard Disk Drive) là không đủ. Ổ SSD (Solid State Drive) ra đời, tỏ ra vượt trội so với HDD và đáp ứng được đòi hỏi từ những người khó tính nhất. Tốc độ xử lý nhanh, sự gọn nhẹ và giá cả phải chăng là những ưu điểm nổi bật của SSD. Nhưng hầu hết máy tính đời cũ đều sử dụng ổ HDD và việc nâng cấp ổ cứng lên SSD được rất nhiều người áp dụng. Sau đây là những lưu ý khi nâng cấp ổ cứng lên SSD cho laptop mà Cuuhotinhoc.com gửi tới bạn đọc.
Tại sao phải nâng cấp SSD?
Người dùng quyết định tiến hành nâng cấp SSD bởi những ưu điểm sau:
- Tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh khi sử dụng các phần mềm đồ họa, chơi game,…
- Thời gian chờ khởi động laptop được rút ngắn.
- SSD bền và chống sốc tốt hơn nhiều HDD. Độ bền trung bình của ổ SSD là 10 đến 15 năm.
- Tiết kiệm điện năng, tản nhiệt không gây tiếng ồn.
- Thiết kế gọn nhẹ hơn ổ HDD.
Khi nào bạn cần nâng cấp ổ cứng lên SSD?
Khi gặp trường hợp sau thì bạn cần nâng cấp ổ cứng lên SSD:
- Lỗi “Non-system disk or disk error…” trên laptop.
- Ổ cứng HDD sử dụng thời gian dài, nhanh nóng và gây tiếng ồn.
- Laptop báo lỗi ổ cứng Bad sector.
- Ổ cứng hỏng nên không thể khởi động được laptop.
- Ổ cứng rung lắc khiến kim từ ma sát với bề mặt đĩa, gây mất dữ liệu hệ điều hành nên không cài được ứng dụng hay hệ điều hành khác.
- Bạn muốn truy xuất dữ liệu nhanh hơn, tăng tốc máy tính.
Cách nâng cấp ổ cứng lên SSD
Trước tiên, bạn phải lựa chọn ổ SSD có thương hiệu hoặc được nhiều người dùng đánh giá tốt. Vấn đề giá cả phù hợp với khả năng của bản thân cũng cần được cân nhắc.
Khi đã mua được ổ SSD phù hợp, bạn có thể tự thay hoặc để đảm bảo thì nên mang tới trung tâm sửa chữa laptop để kỹ thuật viên có tay nghề lắp ráp.
Có nên nâng cấp SSD cho laptop cấu hình thấp?
Lời khuyên cho bạn là không nên nâng cấp SSD cho laptop cấu hình thấp bởi các thành phần chính là CPU, RAM và ổ cứng không được tối ưu, làm giảm khả năng trải nghiệm.
Cách sử dụng laptop hiệu quả sau khi nâng cấp SSD
- Hạn chế sử dụng công cụ chống phân mảnh ổ đĩa trên SSD bởi số lần đọc ghi sẽ giảm.
- Nên tạo máy ảo để tận dụng HDD và không nên ghi, chép dữ liệu quá nhiều lên ổ SSD.
- Nên cài hệ điều hành, phần mềm bằng ổ SSD và lưu trữ dữ liệu trên ổ HDD.
Hi vọng những thông tin mà Cuuhotinhoc.com cung cấp hữu ích với bạn đọc!