Hướng dẫn cách vào Bios ở những dòng máy khác nhau
Như chúng ta đã biết BIOS từ viết tắt củ thuật ngữ Basic Input/Output System – chỉ hệ thống đầu vào và ra cơ bản, chính là nơi dùng để chứa nhiều nhóm lệnh khác nhau được lưu tại chip Firmware của Mainboard dùng để quản lý những tính năng cơ bản nhất của laptop hoặc PC ví dụ như tùy chỉnh thứ tự của ổ cứng, USB, ổ đĩa khi chúng ta khởi động lại hệ điều hành hay chạy driver của một số những thiết bị cắm ngoài như bàn phím, chuột…
Nhìn chung, nhiệm vụ chính của BIOS chính là đánh thức những linh kiện cũng như kiểm tra lại xem những linh kiện này có còn hoạt động được nữa hay không, sau đó nó sẽ chuyển lại cho hệ điều hành.
Nếu bạn chưa biết cách để truy cập vào BIOS hãy theo dõi bài viết hôm nay của chúng tôi để tìm ra câu trả lời cho mình.
Có thể bạn muốn biết thêm cách ẩn hiện file foder trên máy tính
Làm cách nào để bạn có thể vào được BIOS
Mỗi một hàng máy tính khác nhau sẽ có một giao diện khác nhau, tuy nhiên chúng đều có những chức năng khác nhau.
Làm sao để bạn biết được phiên bản của BIOS
Bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R
để mở hộp thoại Run sau đó nhập lệnh tìm kiếm Systeminfo|Findstr/I/c:bios
sau đó nhấn enter
.
Cách truy cập BIOS dễ nhất
Đây là cách bạn có thể áp dụng đối với cả PC và laptop :
Bước 1: Bạn tiến hành khởi động lại máy tính và khi những ký tự đầu tiên hiện lên dưới màn hình thì nhanh tay ấn phím Pause Break
để khiến cho quá trình power on Self test
tạm ngưng lại, sau đó bạn theo dõi những hướng dẫn phím dùng vào BIOS và nhấn chọn Boot menu và recovery.
Bước 2: Bạn nhấn tổ hợp phím Clrt + Alt + Dell
để tiến hành khởi động lại một lần nữa cho máy tính và sau lần này bạn nhấn các phím chức năng theo ý muốn của mình.
Sau khi thực hiện bất cứ thao tác nào bạn cũng cần kết thúc bằng F10
để lưu lại và khởi động máy tính.
Hệ thống các phím tắt dùng truy cập vào các dòng máy tính khác nhau:
- Máy tính Soni và Vaio
Bạn chỉ cần nhấn F2
để vào BIOS
Nhấn F10
để vào được Recovery
Khi sử dụng đĩa BOOT thì bạn cho đĩa vào khay và khởi động lại bình thường là được.
- Máy tính HP – COMPAQ
Bạn dùng phím F10
để vào BIOS
Dùng F11
để vào Recovery
Nhấn F9
để vào BOOT MENU
- Máy tính ACER
Nhấn F12
để vào BOOT MENU
Nhấn F2
để truy cập BIOS
- Máy tính ASUS
Bạn nhấn phím ESC
để vào BIOS
Vào BOOT MENU bằng cách nhấn F2
- Máy tính LENOVO THINKPAD
Nhấn phím F1
để vào BIOS
Nhấn Thinkvantage
để vào Recovery
Vào BOOT MENU bạn nhấn phím F12
- Máy tính DELL
Bạn nhấn phím F2
để vào BIOS
Vào Recovery
nhấn D8
sau đó nhấn chọn Repair your Computer
Bạn nhấn F12
để vào BOOT MENU
Vừa rồi chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn cách vào BIOS ở những dòng máy khác nhau, chúc các bạn thành công.
>>> Xem thêm : Cách khắc phục lỗi không lưu được file Excel