Hướng dẫn chi tiết các bước chia ổ trong win 10 chính xác và chi tiết nhất
Đôi khi, trong quá trình sử dụng máy tính, lượng thông tin lưu trữ mà bạn cần sử dụng đến quá nhiều nên khiến ổ C bị quá tải, bạn có muốn chia bớt phần dung lượng ổ cứng này thành nhiều ổ khác nhau hay không?
Và Shrink Volume chính là tính năng được Microsoft trang bị cho hệ điều hành của mình từ Windows Vista đến tận bây giờ nhằm mục đích giúp bạn thực hiện điều ấy. Người sử dụng hoàn toàn có thể vô cùng dễ dàng để quản lý cũng như chia nhỏ dung lượng ổ cứng của mình theo sở thích.
Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn một cách chi tiết để bạn có thể chia nhỏ dung lượng ổ cứng trong Windows 10 nhé!
Nếu bạn muốn biết thêm cách tăng tốc máy tính khi sử dụng win 10 thì có thể xem tại Đây!
Các bước cơ bản để chia nhỏ dung lượng ổ cứng trong Win 10
Bước 1:
Đầu tiên, bạn nhấn chuột phải vào phần This PC => Managhe=>Disk
management
sau đó bạn tiếp tục nhấn chuột phải vào nơi mà mình muốn chia dung lượng rồi tiến đến nhấn vào Shrink Volume.
Hệ điều hành sẽ giúp bạn tính toán cũng như hiển thị những dung lượng cho phép được chia nhỏ, tại bước đầu tiên này, bạn sẽ thấy cửa sổ xuất hiện một số thông số như:
- Tổng dung lượng của phân vùng hay còn gọi là Tatal size before shrink in MB
- Dung lượng tối đa mà bạn có thể chia
- Dung lượng mà bạn muốn chia ra thành những phân vùng mới
- Số dung lượng còn lại khi đã chia nhỏ phân vùng.
>>> Xem thêm cách cài win 10 bằng USB
Bước 2:
Bước tiếp theo, bạn nhấn vào Shrink
để có thể tiến hành việc chia lại ổ cứng, tùy theo số dung lượng của ổ cứng cũng như cầu hình của máy tính mà quá trình này sẽ diễn ra với khoảng thời gian khác nhau, tốc độ nhanh chậm cũng có sự khác biệt nhất định.
Sau khi quá trình đã hoàn tất, bạn sẽ thấy được phạn vùng mới hiển thị dưới dạng màu đen.
Bước 3:
Để người dùng có thể sử dụng được phân vùng mới này, chúng ta cũng cần định dạng lại cho phân vùng mới đó bằng cách:
Click chuột phải vào vùng đen đó rồi nhấn New Simple Volume.
Sau đó, khi cửa sổ mới hiện ra, bạn nhấn liên tiếp vào chữ Next
là được rồi.
Bạn cần giữ nguyên định dạng file hệ thống chính là NTFS và nhấn vào 2 ô phía bên dưới là công việc đã hoàn thành 100% rồi đấy.
>>> Có thể bạn muốn biết cách cài win 10 trên máy tính